Hiện nay, trần thạch cao ngày càng phổ biến và được nhiều gia chủ tin dùng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người thắc mắc “Trần thạch cao là gì? Có nên lắp trần thạch cao hay không?”. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về trần thạch cao và những ưu nhược điểm của nó, từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn cho không gian sống của mình.
Trần thạch cao là gì?
Trần thạch cao là một loại vật liệu xây dựng phổ biến được sử dụng để làm trần hoặc tạo ra các bề mặt nội thất trơn, phẳng và đẹp mắt trong công trình xây dựng và trang trí nội thất. Thạch cao thường được sản xuất từ sulfate canxi hemihydrate, một dạng của sulfate canxi, và nó thường được làm thành các tấm hoặc viên thạch cao. Khi khô, thạch cao trở nên rất cứng và bền.
Trần thạch cao được cấu thành từ các lớp vật liệu gồm: khung xương thạch cao, tấm thạch cao, sơn bả và các vật tư khác…
Trần thạch cao còn được biết đến với cái tên “trần giả”, có tác dụng thay thế cho trần đúc, trần đổ xi-măng…nhằm khắc phục nhược điểm của các loại trần này và đem đến vẻ đẹp cho không gian sống.
>> Xem thêm bài viết “NGUYÊN NHÂN GÂY BONG TRÓC, PHỒNG RỘP SƠN TƯỜNG VÀ CÁCH XỬ LÝ HIỆU QUẢ 100%”
Trần thạch cao có những loại nào?
Trần thạch cao được chia thành nhiều loại theo những tiêu chí khác nhau như chia theo cấu tạo, tính chất, hình dáng,….
Phân chia theo cấu tạo của trần thạch cao:
1. Trần thạch cao nổi
Trần thạch cao nổi hay trần thạch cao thả được thiết kế với một phần thanh xương bị lộ ra ngoài. Loại trần này được sử dụng chủ yếu nhằm che đi khác khuyết điểm của công trình hoặc che đi hệ thống đường dây điện, ống nước….nhằm tăng tính thẩm mỹ cho không gian.
Trần thạch cao thả có ưu điểm nổi bật là thời gian thi công nhanh gọn, dễ dàng tháo lắp, sửa chữa và ít bị co võng sau quá trình thi công.
Tuy nhiên, hạn chế có nó là độ thẩm mỹ không cao bằng trần chìm, ít mẫu mã và chủ yếu được sử dụng trong thi công các không gian lớn như nhà xưởng, hội trường.
2. Trần thạch cao chìm
Trần thạch cao chìm là loại trần có cấu tạo khung xương được ẩn giấu toàn bộ bên trên các tấm thạch cao. Nếu nhìn bên ngoài bạn sẽ không nhìn thấy được các khung xương, tạo cho bạn có cảm giác như trần bê tông bình thường được sơn bả đẹp mắt. Trần chìm hiện nay được thi công phổ biến nhất nhờ vào tính thẩm mỹ vượt trội hơn hẳn so với trần thả nổi.
Trần thạch cao chìm chia làm 2 loại:
+ Trần thạch cao phẳng
Trần thạch cao phẳng khá giống trần thả, chỉ sử dụng một cốt trần phẳng duy nhất, phù hợp với mọi không gian lớn nhỏ mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ, linh hoạt. Tuy nhiên, nếu thi công trần thạch cao phẳng không cẩn thận sẽ dễ bị lộ các khuyết điểm như lộ mối nối, lộ đường sơn nếu lăn không đều….
+ Trần thạch cao giật cấp
Trần thạch cao giật cấp là kiểu trần có khung xương chìm và bề mặt tấm thạch cao được phân thành nhiều cấp bậc khác nhau. Mỗi cấp tạo ra một mặt phẳng riêng. Ưu điểm của loại tần này là tính thẩm mỹ cao, đa dạng kiểu dáng, có thể phối nhiều cảnh đẹp, các họa tiết hoa văn bố trí trên trần. Đi liền với đó thì trần thạch cao giật cấp có thời gian thi công lâu và đòi hỏi đơn vị thi công nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ thuật chuyên nghiệp. Đặc biệt, trần thạch cao giật cấp sẽ khó sửa chữa.
Trần thạch cao giật cấp còn chia ra 2 loại: Trần thạch cao giật cấp kín và trần thạch cao giật cấp hở (hay trần giật cấp hạ đèn)
Phân loại trần thạch cao theo chức năng:
- Trần thạch cao cách âm
Trần thạch cao cách âm hay trần thạch cao tiêu âm là loại trần có bề mặt được đục lỗ, mặt sau được phủ một lớp giấy tiêu âm đặc biệt – lớp giấy giảm âm Glass Matt với cấu trúc dạng lỗ hổng tròn. Bên ngoài được phủ lớp bông thủy tinh có tính kín khít cao giúp chặn đường đi của âm thanh và giảm tiếng ốn. Nhờ đó trần cho khả năng cách âm tốt hơn 1,5 lần so với các loại trần kiểu cũ có cùng độ dày
- Trần thạch cao chống cháy
Loại trần này được sản xuất kết hợp từ thạch cao, sợi thủy tinh và phụ gia Micro Silica có tác dụng chống cháy. Trần thạch cao chống cháy có khả năng chịu lửa trực tiếp khá cao, và tùy vào việc lắp đặt chúng có thể chịu lửa đến 2 giờ.
- Trần thạch cao chống ẩm
Trần thạch cao chống ấm với về mặt được phủ một lớp sơn chống thấm, tiếp đến là hai lớp vỉa thủy tinh , phần lõi có kết cấu chống thấm tối ưu nên loại vật liệu này có khả năng chống ẩm gần như hoàn hảo. Với những phụ gia không thấm nước và giấy chuông dụng nên trần thạch cao chống ẩm rất phù hợp với những khu vực ẩm ướt như nhà vệ sinh hay nhà bếp.
Ưu điểm của trần thạch cao
1. Tính thẩm mỹ cao
Trần thạch cao có bề mặt láng mịn và đa dạng về màu sắc, giúp tạo ra không gian nội thất đẹp và thẩm mỹ. Khả năng tạo hình linh hoạt cũng giúp thiết kế nội thất trở nên độc đáo.
2. Khả năng cách âm, cách nhiệt của trần thạch cao
Trần thạch cao còn có khả năng cách âm giúp giảm tiếng ồn từ bên ngoài và tạo ra môi trường yên tĩnh trong nhà. Đồng thời nó còn cách nhiệt, giúp điều chỉnh nhiệt độ trong không gian nội thất, giữ ấm trong mùa đông và mát mẻ trong mùa hè.
3. Thiết kế linh hoạt
Trần thạch cao có khả năng tạo hình và trang trí đa dạng, cho phép bạn tạo ra các mẫu trần độc đáo theo ý muốn, từ họa tiết đơn giản đến trần thạch cao nghệ thuật phức tạp.
4. Chi phí lắp đặt phù hợp
So với các vật liệu trần khác, trần thạch cao thường có chi phí thi công và lắp đặt tương đối thấp, đồng thời giữ được giá trị thẩm mỹ cao.
5. Thời gian thi công nhanh
Thời gian thi công trần thạch cao có thể nhanh chóng so với nhiều loại trần khác nhưng vẫn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như kích thước, phạm vi dự án, điều kiện hiện trạng, khả năng và kinh nghiệm của thợ…..Do đó trần thạch cao được nhiều gia chủ lựa chọn trong quá trình cải tạo, sửa chữa nhà của mình.
6. Dễ Dàng Lắp Đặt
Quá trình lắp đặt trần thạch cao tương đối nhanh chóng và dễ dàng, đặc biệt là khi sử dụng các tấm trần thạch cao chất lượng. Các tấm trần có thể được cắt và thiết kế theo yêu cầu cụ thể.
7. Dễ Dàng Vệ Sinh
Trần thạch cao dễ dàng bảo trì và vệ sinh. Bạn có thể lau chùi bằng cách sử dụng một cây chổi mềm hoặc một bông mềm để loại bỏ bụi bẩn và bám dầu.
>> Xem thêm “CÓ NÊN CẢI TẠO NHÀ CŨ? – ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ KHI CẢI TẠO NHÀ CŨ”
Nhược điểm của trần thạch cao
1. Độ bền thấp
So với trần bê tông, trần thạch cao có tuổi thọ thấp hơn. Nếu lắp đặt không đúng kĩ thuật, lựa chọn loại trần thạch cao kém chất lượng cũng dẫn đến tuổi thọ của trần thạch cao bị giảm sút.
2. Dễ bị hỏng do nước
Trần thạch cao dễ bị hỏng khi tiếp xúc với nước. Nếu có rò rỉ nước từ trên hoặc từ mái nhà, trần thạch cao có thể bị ẩm, biến dạng và hỏng. Điều này có thể đòi hỏi sửa chữa hoặc thay thế toàn bộ trần.
3. Khả năng chịu lực hạn chế
Trần thạch cao không phải là vật liệu chịu lực tốt. Nếu bạn muốn lắp đặt các hệ thống chiếu sáng nặng hoặc đèn trang trí, bạn phải đảm bảo hệ thống treo trần thạch cao phù hợp để tránh sự sụp đổ hoặc hỏng hóc.
4. Đòi hỏi bảo trì
Trần thạch cao cần được bảo trì định kỳ. Bụi, bám dầu, hoặc bẩn có thể dễ dàng bám vào bề mặt trần và tạo nên một lớp màng bẩn. Bạn sẽ cần phải lau chùi trần thường xuyên để duy trì sự sáng bóng.
5. Nhạy cảm với nhiệt độ và độ ẩm
Trần thạch cao có thể phản ứng với thay đổi đột ngột về nhiệt độ và độ ẩm. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng co ngót hoặc bung nở, làm hỏng bề mặt trần.
>> Xem thêm dịch vụ sửa chữa điện nước, điện lạnh của Sửa Chữa Nhanh 24/7 tại đây.
Chắc hẳn, qua bài viết này các bạn sẽ hiểu rõ hơn về trần thạch cao cũng như ưu nhược điểm của nó, để từ đó cân nhắc có nên lắp trần thạch cao cho nhà của mình không. Để biết thêm thông tin chi tiết về các dịch vụ lắp đặt, thi công trần thạch cao, đừng ngần ngại liên hệ hotline của chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất. Sửa Chữa Nhanh 24/7 sẵn sàng phục vụ bạn mọi lúc mọi nơi!
Giới thiệu đơn vị thi công trần thạch cao tại Sửa Chữa Nhanh 24/7
- Tiết kiệm chi phí: Sửa Chữa Nhanh 24/7 đã có hơn 15 năm trong lĩnh vực thiết kế, xây dựng, hợp tác dài hạn với nhiều đơn vị dịch vụ liên quan nên cam kết đem đến dịch vụ sửa chữa nhà trọn gói tiết kiệm chi phí nhất, hạn chế tối đa chi phí phát sinh.
- Chuyên nghiệp và uy tín: Đội ngũ nhân viên tư vấn, thi công có tay nghề cao, kinh nghiệm lâu năm, cam kết cung cấp một dịch vụ chất lượng và uy tín cho khách hàng.
- Nhanh chóng và tiện lợi: Chúng tôi hoạt động 24/7, phục vụ bạn mỗi khi bạn cần với tốc độ nhanh nhất.
- Cam kết chất lượng: Đảm bảo chất lượng tốt nhất cho khách hàng.
- Dịch vụ đa dạng: Cung cấp đa dạng các dịch vụ từ phá dỡ, xây dựng, hoàn thiện đến các dịch vụ như sửa chữa điện, nước, điện gia dụng, chống thấm,….cho mọi công trình.